Trọn bộ kinh nghiệm làm visa Tây Ban Nha từ A-Z

Mọi công dân Việt Nam sở hữu hộ chiếu phổ thông đều cần xin visa Tây Ban Nha để nhập cảnh vào quốc gia này cho bất kỳ mục đích nào.

Làm visa châu Âu nói chung và Tây ban Nha nói riêng sẽ khá khó khăn do có rất nhiều giấy tờ bạn cần chuẩn bị, thủ tục cũng rắc rối nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm.

Hiểu được những khó khăn của du khách, Visa Hoa Mỹ đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin chi tiết khi làm visa Tây Ban Nha qua bài dưới đây, tham khảo ngay!

 

1. Tây Ban Nha có thuộc khối Schengen không?

Schengen là hiệp ước về thỏa thuận không kiểm soát biên giới, thống nhất với nhau về quy định nhập cảnh và cư trú ngắn hạn được hầu hết các quốc gia châu Âu.

 

 

Khối Schengen gồm 26 nước: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Polonia, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Liechtenstein.

Trong đó có 22 nước thuộc khối Liên minh châu Âu và 4 nước thành viên của Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu.

Như vậy nếu bạn muốn nhập cảnh Tây Ban Nha cho các mục đích ngắn hạn bạn có thể xin visa Schengen để có thể du lịch được tại nhiều quốc gia châu Âu khác. Nếu muốn ở lại lâu hơn, bạn cần xin thị thực quốc gia Tây Ban Nha.

 

2. Phân loại visa Tây Ban Nha

Tương tự như các quốc gia khác, visa Tây Ban Nha cũng được chia thành 3 loại:

 

 

Visa Schengen – Visa ngắn hạn

Visa Schengen hay còn gọi là thị thực ngắn hạn ký hiệu là visa loại C. Công dân sở hữu thị thực này sẽ được phép lưu trú trong khối Schengen lên đến 90 ngày (trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào) vì lý do du lịch, công tác, thăm thân, điều trị y tế, học tập, thực tập không lương hoặc các hoạt động tình nguyện trong khoảng thời gian dưới 3 tháng, hoặc để thực hiện các hoạt động phi lợi nhuận khác.

Thị thực này cũng cho phép quá cảnh lãnh thổ và sân bay tại Tây Ban Nha cũng như 25 quốc gia khác thuộc khối Schengen.

Visa quốc gia – Visa dài hạn

Công dân của các ​Quốc gia thứ ba cần có thị thực quốc gia nếu muốn ở lại Tây Ban Nha hơn 90 ngày (trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào) để làm việc, học tập hoặc định cư. Họ cũng cần có thị thực quốc gia khi đi làm việc dưới 90 ngày. Thị thực quốc gia cho phép người mang thị thực này đến Tây Ban Nha và quá cảnh hoặc di chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia Schengen nào trong thời gian tối đa 90 ngày, nhưng không hàm ý quyền tự động nhập cảnh vào khối Schengen.

Visa quá cảnh sân bay

Công dân các quốc gia dưới đây phải xin visa quá cảnh sân bay nếu muốn quá cảnh qua Tây Ban Nha để đến quốc gia mà bạn sẽ đến:

  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Eritrea
  • Ethiopia
  • Ghana
  • Iran
  • Iraq
  • Nigeria
  • Pakistan
  • Somalia
  • Sri Lanka

 

3. Nộp đơn xin visa Tây Ban Nha ở đâu?

 

 

 

►Nếu xin visa ngắn hạn Tây Ban Nha bạn có thể nộp qua Trung tâm tiếp nhận thị thực BLS:

Trung tâm tiếp nhận thị thực Tây Ban Nha BLS tại Hà Nội

Địa chỉ: 13 th floor, hoa binh office towers, 106 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi

Điện thoại: +84 2432191755

Email: info.han@blshelpline.com, feedback.han@blshelpline.com

Giờ làm việc:

Thời gian thu hộ chiếu 13:00 để 16:00 giờ (Thứ Hai đến thứ Sáu)

Thời gian đệ trình 08:30 để 12:00 giờ và 13:00 để 15:00 giờ (Thứ Hai đến thứ Sáu)

Trung tâm tiếp nhận thị thực Tây Ban Nha BLS tại TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Room 64 RA7, 1st floor Viet Phone Building – No. 64 Vo Thi Sau, Tan Dinh Ward, District 1, TP Ho Chi Minh

Điện thoại: + 84 2835357102

Email: info.hcmc@blshelpline.com, feedback.han@blshelpline.com

Giờ làm việc:

Thời gian thu hộ chiếu: 13:00 để 16:00 giờ (Thứ Hai đến thứ Sáu)

Thời gian đệ trình: 08:30 để 12:00 giờ và 13:00 để 15:00 giờ (Thứ Hai đến thứ Sáu)

►Nếu xin visa dài hạn Tây Ban Nha bạn phải nộp đơn tại Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội

Văn phòng Đại sứ quán Tây Ban Nha

Địa chỉ: 4 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội​

Điện thoại gọi từ Tây Ban Nha: 0084 24 3771 52 07/08/09

Điện thoại: (024) 3771 52 07

Fax: (0084) (024) 3771 52 06

Lưu ý: Chỉ quay các số trong ngoặc đơn nếu gọi từ ngoài Hà Nội

Giờ làm việc:

Từ thứ hai đến thứ sáu, từ 08:30 tới 16:00 giờ

​Giờ tiếp khách:

Đại sứ quán mở cửa tiếp khách từ thứ hai tới thứ sáu, tất cả đều phải có đặt hẹn trước qua hòm thư emb.hanoi.vis@maec.es

Từ 09:00 tới 12:00: dành cho tất cả các thủ tục lãnh sự

Từ 14:00 đến 15:00: dành cho tất cả các thủ tục lãnh sự trừ thị thực

 

4. Lệ phí xin visa Tây Ban Nha

Chi phí xin visa Tây Ban Nha sẽ bao gồm các khoản phí:

Lệ phí thị thực

 

Loại thị thực Phí thị thực tiền Việt (VND)
Du lịch / thăm thân / công tác 2.075.000 VND
Trẻ em từ 6 tới dưới 12 tuổi 1.037.000 VND
Trẻ em dưới 6 tuổi Miễn phí (kể cả phí dịch vụ BLS)

 

Lưu ý: 

Phí visa được đề cập ở trên chỉ được trả bằng tiền mặt.

Miễn phí phí visa cho trẻ em chỉ áp dụng trong trường hợp hạng mục ngắn hạn, nếu tuổi của trẻ dưới 6 tuổi vào ngày nộp.

Phí có thể thay đổi mà không cần thông báo

Phí visa hiện hành bằng tiền Việt Nam được tính theo tỷ giá hối đoái hiện hành.

Phí dịch vụ quốc tế của BLS: Có một khoản phí dịch vụ là 401.000 VND (đã bao gồm VAT) áp dụng cho mỗi đơn đăng ký mà không kể tới phí thị thực.

Phí dịch thuật (nếu có)

Như vậy tổng chi phí làm visa Tây Ban Nha sẽ khoảng 3.000.000 VND/người.

 

5. Thời gian xử lý đơn xin visa Tây Ban Nha

Thông thường thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Tây Ban Nha là 15 ngày (không kể thời gian chuyển hồ sơ từ văn phòng BLS sang Đại sứ quán và ngược lại. Đại sứ quán Tây Ban Nha chỉ tiếp nhận đơn xin thị thực vào hệ thống của mình sau khi lệ phí thị thực đã hiện lên trên tài khoản của Đại sứ quán.

 

 

Trong một số trường hợp có thể mất tới 45 ngày để xét duyệt hồ sơ xin visa Tây Ban Nha.

Lưu ý rằng tất cả đơn xin thị thực được xét duyệt theo trình tự từng hồ sơ. Nhân viên thị thực có thể yêu cầu người xin thị thực đến phỏng vấn trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc bổ sung thêm các giấy tờ hoặc thông tin cần thiết.

 

6. Trọn bộ hồ sơ xin visa Tây Ban Nha

 

 

*Hồ sơ chung

 

. Đơn xin visa phù hợp cho từng mục đích nhập cảnh Tây Ban Nha

2. Đính kèm ảnh phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

 

Hình màu, chụp không quá 3 tháng.

Phông nền trắng, chụp thẳng mặt.

Không cười, không đeo kính, không đội mũ, trừ khi người xin thị thực bắt buộc vì theo tín ngưỡng tôn giáo họ)

Vui lòng dán ảnh vào phần tương ứng trong đơn.

Bạn cần làm theo đúng những yêu cầu này. Nếu hình thẻ không đúng quy chuẩn thì hồ sơ của người xin thị thực được xem là không hợp lệ.

3. Hộ chiếu có giá trị ít nhất 3 tháng sau khi bạn rời khỏi khối Schengen hoặc, trong trường hợp

có thị thực nhập cảnh nhiều lần, sau lần khởi hành cuối cùng theo lịch trình. Hộ chiếu phải có

ít nhất 2 trang trống và được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây. Phải cung cấp bản sao A4

của tất cả các trang hộ chiếu có thông tin (thị thực, tem, v.v.).

4. Trường hợp đương đơn không phải công dân Việt Nam: các giấy tờ chứng minh nơi cư

trú của mình tại Việt Nam (thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú)

5. Chứng minh có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ thời gian lưu trú trong lãnh thổ

Schengen: 100 € cho năm 2022 nhân với số ngày mà người xin thị thực dự định ở lại và số

người đi cùng với đương đơn. Trong mọi trường hợp, số tiền tối thiểu là 900€ cho mỗi người,

bất kể thời gian lưu trú dự kiến là bao nhiêu.

6. Các giấy tờ nhằm mục đích đánh giá ý định rời khỏi lãnh thổ của các quốc gia thành

viên:

a. Chứng minh ràng buộc về mặt lao động:

  • Nếu đương đơn là doanh nhân: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, trong đó có thể hiện các chi tiết cá nhân của đương đơn
  • Nếu đương đơn là người làm công ăn lương:
    • Hợp đồng lao động
    • Bảng lương chi tiết trong 3 tháng gần đây
    • Sao kê tài khoản nhận lương trong 3 tháng gần đây. Không chấp nhận bản sao kê ngân hàng in trực tuyến.
    • Quyết định cho nghỉ phép
    • Văn bản có nêu rõ mã số bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế của đương đơn trong hệ thống bảo hiểm xã hội/y tế ở Việt Nam
  • Nếu đương đơn đã nghỉ hưu:
    • Quyết định cho nghỉ hưu
    • Sao kê tài khoản nhận lương hưu trong 3 tháng gần đây. Không chấp nhận bản sao kê ngân hàng in trực tuyến.

b. Chứng minh ràng buộc về mặt tài chính:

  • Sổ tiết kiệm
  • Sao kê tài khoản cá nhân (không phải tài khoản nhận lương, nếu có)
  • Chứng minh quyền sở hữu bất động sản (nếu có)

c. Chứng minh ràng buộc kinh tế – xã hội: Giấy đăng ký kết hôn và khai sinh của con cái (nếu có) 

7. Đặt vé máy bay

8. Bảo hiểm y tế du lịch: Bảo hiểm phải chi trả các chi phí hồi hương vì lý do y tế hoặc tử vong và hỗ trợ y tế khẩn cấp hoặc chăm sóc khẩn cấp tại bệnh viện trong toàn bộ thời gian lưu trú và trong toàn bộ khu vực Schengen. Mức bảo hiểm tối thiểu sẽ là 30.000 euro hoặc số tiền tương đương bằng nội tệ. Đối với các đơn xin thị thực nhập cảnh nhiều lần, bảo hiểm y tế sẽ có giá trị cho chuyến đi dự định đầu tiên. Người nộp đơn cần cam kết mua bảo hiểm cho các chuyến đi tiếp theo.

9. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hoặc chứng minh có đủ khả năng để chi trả cho việc thuê chỗ ở: (các) đặt phòng khách sạn trong toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen

*Với visa du lịch/ thăm thân bạn cần nộp thêm các giấy tờ:

1. Trong trường hợp trẻ vị thành niên hoặc người khuyết tật không đi cùng cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp được công nhận: ủy quyền của CẢ HAI cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp được công nhận hoặc của người cha hoặc người mẹ không đi cùng với trẻ, kèm theo giấy khai sinh của trẻ vị thành niên hoặc giấy tờ chứng minh về việc đại diện pháp lý, cũng như hộ chiếu hoặc DNI của cha mẹ hoặc người đại diện.

2. Chứng minh mục đích của chuyến đi:

a. Mục đích đi thăm thân:

Thư mời lập trước Cơ quan Cảnh sát địa phương tại Tây Ban Nha hoặc lập trước

Công chứng viên.

Bằng chứng về quan gia đình: giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, v.v.

b. Mục đích đi du lịch:

Du lịch tự túc:

Nếu bạn được mời bởi một cá nhân cư trú tại Tây Ban Nha: thư mời lập trước Cơ quan Cảnh sát địa phương tại Tây Ban Nha hoặc lập trước Công chứng viên. Trong những trường hợp ngoại lệ và chỉ khi có sự đồng ý trước đó của Đại sứ quán, cũng có thể chấp nhận thư tay. Hãy nhớ rằng trong mọi trường hợp, thư mời sẽ thay thế việc cần thiết phải chứng minh người xin thị thực đáp ứng đủ các yêu cầu nhập cảnh khác, vì thư mời ngày chỉ chứng minh về chỗ ở.

Chương trình chi tiết về chuyến đi: nêu rõ các chi tiết như ngày giờ, địa điểm, phương tiện đi lại, chỗ ở và bằng chứng về việc đặt phương tiện đi lại và chỗ ở này

Du lịch theo tour:

Thư của công ty du lịch nêu rõ các thông tin chi tiết về chuyến đi và các thành viên của nhóm du khách

Thư mời từ đối tác ở Tây Ban Nha

Hợp đồng ký với công ty du lịch

Du lịch khuyến thưởng:

  • Thông báo về chương trình khuyến thưởng từ công ty tổ chức khuyến thưởng, trong đó nêu rõ các điều kiện để được trúng thưởng
  • Giấy chứng nhận đăng ký thương mại của công ty tổ chức khuyến thưởng
  • Thư từ công ty tổ chức khuyến thưởng gửi cho người trúng thưởng, nêu rõ các mức độ của chương trình khuyến thưởng và loại giải thưởng tương ứng
  • Thư chấp nhận giải thưởng của người được nhận giải.

Nếu người trúng giải là cá nhân: 

  • Thư chấp nhận giải thưởng có chữ ký của người trúng giải. Nếu người này không tham gia chuyến đi và chuyển giao quyền lợi của họ cho người khác, họ phải thông báo điều đó bằng thư gửi đến công ty tổ chức khuyến thưởng, cho biết thông tin cá nhân và liên lạc của người được chuyển nhượng quyền lợi và mối quan hệ giữa hai bên.

Nếu người trúng giải là pháp nhân: 

  • Thư chấp nhận giải thưởng có đóng dấu của công ty nhận giải, ghi rõ thông tin cá nhân, nghề nghiệp và thông tin liên lạc của những người được công ty chỉ định tham gia chuyến đi này. Nếu người được chỉ định không tham gia chuyến đi và chuyển giao quyền lợi của họ cho người khác, họ phải thông báo điều đó bằng thư gửi đến công ty tổ chức khuyến thưởng, cho biết thông tin cá nhân và liên lạc của người được chuyển nhượng quyền lợi và mối quan hệ giữa hai bên
  • Hợp đồng dịch vụ ký giữa công ty khuyến mại và công ty lữ hành (nếu có)
  • Chương trình chi tiết của chuyến đi
  • Danh sách các thành viên của đoàn, được chia nhỏ theo các nhóm nhỏ theo một số tiêu chí tương thích nhất định (ví dụ những người thuộc cùng một công ty hoặc cùng một gia đình). Cần nêu rõ ai là trưởng nhóm và mối quan hệ với các thành viên còn lại trong nhóm (phải xếp các giấy tờ chứng minh mối quan hệ này trong hồ sơ của người phụ thuộc và KHÔNG phải trong hồ sơ của trưởng nhóm).
  • Đặt vé máy bay, khách sạn và bảo hiểm du lịch cho cả đoàn 

*Với visa công tác bạn cần nộp thêm các giấy tờ:

Chứng minh mục đích của chuyến đi:

a. Mục đích đi công tác:

Thư mời từ công ty chủ quản tại Tây Ban Nha, nêu rõ chi tiết liên hệ của công ty mời cũng như người và công ty được mời, mối quan hệ giữa hai bên, thời gian lưu trú, ngày đi dự kiến, chương trình làm việc và các chi tiết khác về thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen.

Bằng chứng về quan hệ thương mại giữa cả hai công ty (nếu có): có thể là hợp đồng thương mại, hóa đơn, v.v.

b. Mục đích tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ: thư mời từ đơn vị tổ chức sự kiện, kèm theo chương trình chi tiết về sự kiện đó.

c. Mục đích tham gia vào các sự kiện chính trị, khoa học, văn hóa, thể thao, tôn giáo hoặc các lý do khác: thư mời và / hoặc vé vào cửa, phiếu đăng ký sự kiện, chương trình làm việc. Trong mọi trường hợp, nếu đó là lời mời tham dự sự kiện do một tổ chức phi lợi nhuận cấp, đại diện của tổ chức phải xuất trình một tài liệu chính thức chứng minh đã đăng ký với tư cách là tổ chức phi lợi nhuận và người ký thư mời chính là đại diện của tổ chức đó.

►Lưu ý:

Tất cả các giấy tờ bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh cần được dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.

Đại sứ quán Tây Ban Nha chỉ hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa trước đó, và chỉ chấp nhận các giấy tờ gốc hoặc sao từ sổ gốc (KHÔNG CHẤP NHẬN CÁC GIẤY TỜ SAO Y BẢN CHÍNH, CHO DÙ CÁC GIẤY TỜ NÀY CÓ DẤU HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM). 

Đối với trường hợp đi theo đoàn thì cần để bộ hồ sơ gốc ở hồ sơ xin thị thực của trưởng đoàn và bản sao các giấy tờ gốc đó trong hồ sơ của các thành viên khác của đoàn.

 

7. Quy trình thủ tục làm visa Tây Ban Nha

Để sở hữu visa Tây Ban Nha bạn cần thực hiện qua các bước:

 

 

Bước 1: Xác định loại thị thực phù hợp

Bước đầu tiên là xác định loại thị thực bạn cần và kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để đăng ký loại thị thực đó hay không.

Bước 2: Điền đơn xin visa Tây Ban Nha

Tải mẫu đơn xin visa Tây Ban Nha về, điền đầy đủ thông tin vào tất cả các mục và có chữ ký của đương đơn. 

Trường hợp trẻ vị thành niên, một trong hai cha mẹ của trẻ sẽ ký vào đơn. Nếu trẻ vị thành niên không đi cùng với cha mẹ của mình, trẻ phải được cha mẹ cho phép thực hiện chuyến đi. Giấy đồng ý này có thể được lập trực tiếp tại Đại sứ quán Tây Ban Nha hoặc trước công chứng viên Việt Nam. Nếu lập trước công chứng viên Việt Nam thì giấy đồng ý này phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Tây Ban Nha.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ

Bạn cũng cần biết các tài liệu mà bạn sẽ phải gửi cùng với đơn đăng ký của mình, thời gian đăng ký và các khoản phí bạn sẽ phải trả.

Bước 4: Đặt lịch hẹn

Sau khi xác định được loại thị thực phù hợp bạn sẽ đặt lịch hẹn tại nơi tiếp nhận hồ sơ tương ứng

Bước 5: Nộp hồ sơ

Đến địa điểm nộp hồ sơ phù hợp với loại visa bạn định làm. Tại đây bạn sẽ tiến hành lấy sinh trắc học (nếu cần).

Lưu ý nếu nộp hồ sơ tại Đại sứ quán bạn phải trực tiếp đến nộp hồ sơ và lấy lại hộ chiếu. Nếu bạn nộp tại BLS bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh theo địa chỉ mà bạn cung cấp (có mất phí)

Bước 6: Thanh toán lệ phí

Bạn tiến hành thanh toán lệ phí như bảng ở trên tại ngay thời điểm nộp hồ sơ. Lệ phí thị thực sẽ không được hoàn lại trong mọi trường hợp.

Bước 7: Nhận lại hộ chiếu

Nếu nộp visa ngắn hạn bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ tại đây. Bạn sẽ nhận được kết quả visa qua email bạn cung cấp. 

Như đã đề cập, bạn có thể phải đến Đại sứ quán nhận visa và hộ chiếu hoặc chọn dịch vụ chuyển phát nhanh nếu nộp hồ sơ tại BLS.

 

8. Câu hỏi thường gặp

Làm visa Tây Ban Nha có cần phỏng vấn không?

Đại sứ quán Tây Ban Nha có thể yêu cầu đương đơn bổ sung các giấy tờ còn thiếu, hoặc cung cấp thêm tài liệu, dữ liệu cần thiết để giải quyết hồ sơ. Đại sứ quán Tây Ban Nha cũng có thể yêu cầu đương đơn tới phỏng vấn. Yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc phỏng vấn sẽ được gửi trực tiếp tới đương đơn qua địa chỉ thư điện tử đăng ký trong đơn, vì vậy trong quá trình xin thị thực, đương đơn nên truy cập hòm thư điện tử thường xuyên để cập nhật thông tin yêu cầu từ Đại sứ quán (nếu có) 

Nên nộp hồ sơ trước bao nhiêu ngày?

Bạn nên nộp hồ sơ trước ít nhất 15 ngày.

Tôi có thể bị từ chối cấp thị thực Tây Ban Nha không?

Có, việc từ chối cấp thị thực sẽ được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do đưa ra quyết định.

Nếu bị từ chối cấp thị thực, tôi phải làm thế nào?

Trong trường hợp bị từ chối cấp thị thực, đương đơn có thể nộp đơn khiếu nại trước Đại sứ quán Tây Ban Nha trong vòng một tháng kể từ sau ngày nhận được thông báo từ chối. Đương đơn cũng có thể nộp đơn kháng cáo trước Tòa án thượng thẩm của Madrid trong vòng hai tháng kể từ sau ngày nhận được thông báo về việc từ chối cấp thị thực hoặc về việc bác bỏ đơn khiếu nại. 

 

Với những hướng dẫn chi tiết trên đây chắc hẳn bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về quy trình, thủ tục, hồ sơ, lệ phí,…khi làm visa Tây Ban Nha.

Để tăng tỷ lệ đậu, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm visa Tây Ban Nha tại Visa Hoa Mỹ. Với trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn cho bạn từ tâm, giúp hoàn thiện bộ hồ sơ và cam kết tỷ lệ đậu visa.

Liên hệ ngay tới số hotline 0909.420.294 hoặc điền thông tin vào form dưới đây để được Visa Hoa Mỹ tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

0909420294
0797485747